Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng vào năm 2013

Những rắc rối của MB24, Nhóm Mua, Deal Sốc,... là điển hình cho khó khăn của thuong mai dien tu Việt Nam năm 2012. Dù vậy, các chuyên gia vẫn nhận định năm 2013 sẽ xuất hiện thời cơ tốt để lĩnh vực này "cất cánh".
> Người Việt ngày càng chuộng mua sắm online
> Mua theo nhóm - được ít mất nhiều

Theo một số chuyên gia, 2012 được xem là năm khó khăn nhất trong 20 năm của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn, vừa cắt giảm chi phí đầu tư và nhân lực, vừa phải tính chuyện mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và cải thiện chất lượng website, từng bước xem đây là kênh quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và chăm sóc khách hàng.

Công nghệ phát triển với sự bùng nổ của mạng xã hội và thiết bị di động góp phần đẩy mạnh các giao dịch và đưa nhà cung cấp đến gần với khách hàng hơn. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số trên di động trong nước đang tập trung vào các giải pháp thanh toán và tiếp thị qua mobile. Theo chuyên gia nhận định, thị trường này hứa hẹn tăng trưởng tốt và sẽ có nhiều bất ngờ trong thời gian sắp tới.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận xét năm 2012 thương mại điện tử đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngày càng lớn mạnh so với trước. "Nguồn này bao gồm lực lượng lao động tại các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng thành thạo tìm kiếm thông tin và mua sắm trực tuyến", ông Hưng cho biết.

Trong năm 2012, hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ các cơ quan Nhà nước cũng có những tiến bộ đáng kể, giúp thuận lợi hóa thương mại và giảm chi phí kinh doanh. Các văn bản pháp quy về thương mại điện tử cũng được hoàn thiện.

Sau thời gian dài đầu tư vào Việt Nam một cách gián tiếp, các công ty nước ngoài bắt đầu đổ tiền trực tiếp vào lĩnh vực này trong năm 2012. Qua đó, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng tăng cao hơn. Một vài đơn vị lợi dụng danh nghĩa thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp không lành mạnh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và thương mại điện tử.

Dù nhiều khó khăn trong năm 2012, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn được các chuyên gia nhận định phát triển tốt năm 2013. Ảnh: Anh Quân


Lĩnh vực kinh doanh trực tuyến trở nên "đình đám" hơn trong năm 2012 qua một số sự cố chính là các công ty bán hàng đa cấp trá hình thương mại điện tử để lừa đảo (như Diamond Holiday, Muaban24,...) và sự rạn nứt của ngành công nghiệp mua hàng theo nhóm (điển hình là Deal Sốc, Nhóm Mua,...).

Nổi cộm của trò lừa bán hàng đa cấp online 2012 là công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (Muaban24 hay MB24). Theo điều tra ban đầu, mạng lưới của MB24 đã phát triển tới hơn 100.000 gian hàng, có dấu hiệu chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng. Lúc này, MB24 đã vươn "vòi bạch tuộc" của mình đến hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, với trên 50 chi nhánh.

Cuối năm 2011, ngành kinh doanh online của Việt Nam rộ lên mô hình mua theo nhóm (Groupon) dù đã có mặt ở nước ta từ cuối 2010, bên cạnh các sàn giao dịch điện tử với hình thức rao vặt thông thường. Sự phát triển quá "nóng" khiến những điểm hạn chế, bất cập của mô hình này trên thế giới nhanh chóng bộc lộ tại một số doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình là công ty Nhóm Mua khi đơn vị này phải đóng cửa trong thời gian dài vì những lục đục nội bộ. Ngoài ra, Deal Sốc cũng là trường hợp tương tự khi đột ngột "biến mất".

CEO của một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là mô hình thương mại điện tử đang bị lạm dụng, bóp méo bởi các nhà cung cấp xấu. Nói về sự cố của mô hình Groupon, ông nhận xét: "Các website bán hàng ngoài việc không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, còn lạm dụng tiền trả chậm cho nhà cung cấp để dùng cho quảng cáo, dẫn đến mất khả năng thanh khoản, kết quả là đổ vỡ công ty".

Trong khi đó giới chuyên gia lại nhìn thấy cái lợi từ chính những sự cố trên. "Việc này sẽ sàng lọc được các doanh nghiệp không phù hợp, lại có tính giáo dục cho khách hàng về thương mại điện tử", một chuyên gia khẳng định. Người này cũng nhận định thương mại điện tử sau những khó khăn sẽ phát triển tốt hơn trong năm 2013.

Đánh giá về thương mại điện tử trong năm 2012, ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban truyền thông của VECOM nói: "Năm 2012 đã xây dựng hoàn thiện được hệ thống hệ tầng cho thương mại điện tử, có thể nói gần như theo kịp tiến bộ của thế giới". Hiện các mô hình hay công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh toán online, vận chuyển,... đều có tại thương mại điện tử Việt Nam.

Nhóm Mua là cái tên điển hình cho những rắc rối của mô hình Groupon tại Việt Nam năm 2012. Ảnh: Anh Quân


Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế khi lĩnh vực bị lạm dụng gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vấn đề sức mua yếu cũng trở thành nhược điểm còn tồn tại. Theo ước tính, thương mại điện tử mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số.

Nhiều dự báo cho rằng năm 2013 kinh tế thế giới cũng như Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, tái cấu trúc để bắt nhịp với nền kinh tế số. "Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là một hướng đi phù hợp với doanh nghiệp", Tổng thư ký VECOM nhận xét.

Còn theo ông Nguyễn Hòa Bình, với cảnh kinh doanh truyền thống ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp tự khắc tìm đường lên mạng để bán hàng. "Đây là xu thế tất yếu không thể thay đổi. Trong 5 năm nữa, doanh nghiệp nào không có mảng online tốt sẽ khó cạnh tranh". Bên cạnh đó, trước hiện trạng quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại, xu hướng nhờ bên thứ ba có uy tín làm chứng thực sẽ trở nên phổ biến hơn.

Trưởng ban truyền thông VECOM cho rằng, năm 2013 các vấn đề vận chuyển hàng hóa sẽ trở nên nóng hơn đối với mọi website bán hàng trực tuyến, đòi hỏi sự ra đời và khâu chuẩn bị tốt từ các dịch vụ chuyển phát và logistic mang tính chất chuyên nghiệp hơn.

Mua hàng theo nhóm cũng được dự báo sẽ điều chỉnh sang mô hình các sàn giao dịch khuyến mại giảm giá. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tự đăng khuyến mại và chịu mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Người tiêu dùng cũng có tiếng nói hơn khi được đánh giá thương hiệu của nhà cung cấp sau khi sử dụng chương trình ưu đãi.

Ngoài vấn đề kinh doanh trong nước, ông Bình cũng đề cập đến mua bán lẻ xuyên biên giới như một hướng đi trong tương lai của thương mại trực tuyến. "Nội dung này đang chiếm 20% thương mại điện tử toàn thế giới. Việc mua bán bất kỳ sản phẩm có chất lượng nào với giá hời hoặc không có ở Việt Nam đã và sẽ đi sâu hơn nữa vào cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng", ông nhận định.


Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển khá nhanh trong 12 năm qua. Tuy nhiên, do thiếu số liệu thống kê toàn diện và tin cậy nên vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đánh giá tình hình phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thực hiện với 3193 doanh nghiệp (89% có quy mô vừa và nhỏ), 42% đơn vị cho biết đã xây dựng website thương mại điện tử riêng. Tỷ lệ các doanh nghiệp chấp nhận đặt hàng qua website là 29%.
»»  read more

Thương mại điện tử nở rộ tại Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường màu mỡ cho thuong mai dien tu, nhưng áp lực cạnh tranh đang khiến các doanh nghiệp ngày càng khó kiếm lợi nhuận hơn.

>Thương mại điện tử Trung Quốc sắp vượt Mỹ
>Alibaba thành công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới

Thuong mai dien tu
Hơn 100 triệu giao dịch điện tử đã diễn ra tại Trung Quốc trong Ngày độc thân. Ảnh: The Economist


Thương mại điện tử là một điểm sáng ít ỏi trong nền kinh tế Trung Quốc năm qua, theo Zeng Ming, Giám đốc Chiến lược Alibaba. Tổng giá trị giao dịch điện tử trên các trang của Alibaba đạt 1.000 tỷ NDT (159 tỷ USD) trong năm 2012, lớn hơn của cả Amazon và eBay gộp lại.

Số liệu công bố này được cho là có cơ sở. Minh chứng cho điều này là ngày Chủ nhật độc thân. Ra đời vài năm trước từ ý tưởng của một số sinh viên và nhanh chóng được các nhà tiếp thị điện tử tận dụng, đây là lễ hội cho những người độc thân, diễn ra vào ngày 11 tháng 11 (1 được xem là con số lẻ loi nhất). Gần tương tự như lễ Valentine nhưng ở mức độ hoang phí hơn, những người độc thân mua hàng núi quà tặng, trang sức và đồ ngọt để tặng nhau.

Năm 2012, nhóm khách hàng này đã chi con số đáng nể 19 tỷ nhân dân tệ trên các trang của Alibaba, tăng gấp bốn so với năm trước đó và gấp đôi giá trị mà người Mỹ mua sắm online vào ngày Siêu thứ Hai (thứ Hai đầu tiên sau lễ Tạ Ơn, các nhà bán lẻ vận động người Mỹ mua hàng online). Hơn 100 triệu giao dịch được ghi nhận, chiếm 80% đơn hàng vận chuyển trong ngày. Các nhà chuyển phát ngập chìm trong bưu kiện.

Vậy ngành bán lẻ online Trung Quốc đang ăn nên làm ra? Sự thật ngược lại. Số lượng nhà tiếp thị điện tử đang gia tăng và kinh doanh online nở rộ. Người tiêu dùng tận hưởng mức giá thấp hơn cùng dịch vụ và chủng loại hàng tốt hơn. Elinor Leung từ Công ty môi giới CLSA cho rằng vấn đề ở chỗ áp lực lợi nhuận ở Trung Quốc nặng nề hơn ở Mỹ rất nhiều, và vì vậy gần như chẳng ai thu lời được.

Cuộc cạnh tranh căng thẳng nhất diễn ra giữa những nhà bán lẻ online và đối thủ offline truyền thống. Các công ty online như Dangdang (hoạt động tương tự Amazon) và 360Buy đã tiến hành giảm giá không thương tiếc. Tencent, một người khổng lồ giàu tiền mặt và nổi tiếng với phần mềm gửi tin nhắn đang chi mạnh tay để chiếm lĩnh thị phần. Tương tự, 360Buy cũng vừa huy động 400 triệu USD từ cổ đông. Điều đáng quan tâm là những công ty này sẽ còn xoay sở dựa vào vốn trong bao lâu.

Thống kê thị trường thương mại điện tử Trung Quốc. Ảnh: The Economist


Điều này đặc biệt quan trọng khi mà các nhà bán lẻ truyền thống bắt đầu phản kháng. Walmart đã tăng cổ phần trong Yihaodian, một công ty bán lẻ địa phương. Jeff Walters của BCG, một đơn vị tư vấn cho rằng trong điều kiện thuận lợi, Walmart cũng chỉ có thể mở 40 – 50 cửa hàng trong một năm, một con số rất khiêm tốn đối với thị trường Trung Quốc. Đó là lý do vì sao thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng đến vậy với họ. Thêm nhiều đối thủ phương Tây đã nhảy vào Trung Quốc với những chiến lược tầm cỡ, bao gồm gần đây nhất là Best Buy (chuỗi cửa hàng điện máy) hay Home Depot (cửa hàng đồ tự lắp ráp).

Suning and Gome, một thương hiệu bán lẻ điện máy cao cấp của Trung Quốc đang đa dạng hoá các sản phẩm bán online. Alan Lau từ công ty tư vấn McKinsey & Co cho biết công ty trên cũng đang gây sức ép với các nhà sản xuất để họ dừng chiết khấu hậu hĩnh cho những nhà kinh doanh online. Ông này ước tính vào năm 2011, sản phẩm như máy tính và điện thoại rẻ hơn 12% trên các kênh online, nhưng trong năm 2012, tỷ lệ này chỉ là 7%. Khoảng cách nhỏ hơn đồng nghĩa lợi nhuận cho các bên cũng mỏng dần.

Ngoại lệ lớn nhất là Alibaba, vốn chịu trách nhiệm gần 3/4 giao dịch điện tử ở Trung Quốc. Mô hình bán hàng đến người tiêu dùng Taobao và đến doanh nghiệp Tmall của công ty này kết nối người bán và người mua, giúp công ty không mất chi phí hậu cần và lưu kho. Bản thân công ty không sản xuất sản phẩm nào. (Công ty này bất bình với việc các cơ quan Mỹ xem đây như một thị trường hàng nhái tai tiếng). Lợi nhuận thu về chủ yếu từ quảng cáo chứ không phải phí thành viên, một mô hình hiệu quả nhờ vị trí thống lĩnh của Alibaba.

Doanh nghiệp này không bình luận về tình hình tài chính, nhưng Yahoo sở hữu cổ phần (hiện đang giảm dần) tại đây. Yahoo hé lộ doanh thu của Alibaba tăng gấp đôi qua mỗi năm. Đến tháng 6/2012, doanh thu ba quý liên tiếp đạt 2,9 tỷ USD và lợi nhuận đã tăng gấp ba, đạt 730 triệu USD.

Tương lai của Alibaba đầy hứa hẹn. Tại Trung Quốc, thương mại điện tử đã đạt gần 5% tổng doanh thu bán lẻ, con số gần tương đương với Mỹ. Nhưng theo Alibaba, triển vọng thị trường còn lớn hơn nữa. Ở Mỹ, các nhà bán lẻ truyền thống hoạt động năng suất và có mặt khắp nơi. Nhưng ở Trung Quốc, họ chủ yếu kinh doanh nhỏ nhặt, kém hiệu quả và ít xuất hiện ngoài đô thị lớn. Các công ty bán lẻ online vì vậy có thể vượt mặt họ.

Ông Zeng cũng cho hay còn một số lượng lớn người Trung Quốc chưa tham gia mua hàng online. Ngay khi họ bắt đầu, Alibaba sẽ theo dõi, ghi nhận và phân tích thói quen mua sắm của họ. Công ty đã vạch ra chiến lược “cơ sở dữ liệu lớn”, với hy vọng trợ giúp người bán khai thác thông tin khách hàng nhanh chóng, cũng như chia sẻ kinh nghiệm của nhau. Điều này sẽ cho phép họ đẩy nhanh vòng đời sản phẩm.

Tham vọng to lớn của công ty này là biến những mô hình thời thượng như “tiếp thị cá thể hoá theo số đông” hay “sáng tạo bởi người tiêu dùng” thành hiện thực ở Trung Quốc. Zeng khẳng định toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ tham gia thương mại điện tử; đây không còn chỉ là một công cụ, mà là trái tim của cả nền kinh tế.
»»  read more

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Thương mại điện tử: Một năm nhiều “sóng gió”

Năm 2012 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và các loại hình kinh doanh trên mạng internet. Tuy nhiên, đằng sau những thành công đã lộ rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập của loại hình này mà điển hình là bài học về MB 24 và những lùm xùm của mua hàng theo nhóm diễn ra gần đây...
Thương mại điện tử: Một năm nhiều “sóng gió”

Các chuyên gia cho rằng, những sự cố liên quan tới thuong mai dien tu chỉ có thể được giải quyết khi hệ thống pháp luật liên quan tới thương mại đồng bộ và theo kịp với thời đại kinh tế số.

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, công nghệ thông tin và mạng di động với các thiết bị thông minh đã tạo cơ hội và xu hướng mới cho kinh doanh ảo, kinh doanh trực tuyến, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Trên nền tảng công nghệ Internet, thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành và phát triển nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến, công nghệ tác động tới thương mại điện tử Việt Nam trong những năm tới.

Nở rộ các xu hướng kinh doanh mới

Năm 2012, thương mại điện tử đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh, quy mô và địa bàn.

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng website, coi đây là một kênh quan trọng và hiệu quả để quảng bá hình ảnh, sản phẩm, giao kết hợp đồng và chăm sóc khách hàng.

Cùng với việc xây dựng website riêng cho mình, các doanh nghiệp đã khai thác lợi ích lớn khi tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Việc tham gia các “chợ đầu mối trực tuyến” này đã giúp các doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng với chi phí thấp...

Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2012 vừa được Hiệp hội thương mại điện tử công bố, hơn 40% doanh nghiệp tham gia điều tra có website và 12% doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử.

Hoạt động kinh doanh trên các website liên tục tăng về chất lượng với 36% các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử mang lại hiệu quả cao...

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft cho rằng, kinh tế vài năm qua ảm đạm nhưng càng khó khăn, thương mại điện tử càng phát triển. Khó khăn kinh tế đã đẩy những nhà bán lẻ truyền thống lên mạng để khám phá những nguồn thu mới, khám phá thị trường thương mại điện tử.

Ông Bình khẳng định, bán hàng online là một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược và thương mại điện tử sẽ trở thành một ngành “nóng”.

Theo các chuyên gia, những xu hướng mới trong tiếp thị trực tuyến và thanh toán trên nền tảng công nghệ Internet, các loại hình kinh doanh, marketing, kinh doanh trên mạng xã hội, quảng cáo trên di động đang tác động sâu sắc tới các doanh nghiệp.

Cùng với đó, thanh toán trực tuyến một cách tiện lợi và an toàn không chỉ có ý nghĩa sống còn với các ngân hàng mà với tất cả doanh nghiệp muốn thành công trong bán hàng trực tuyến.

Nhận định về những xu hướng lớn trong tiếp thị trực tuyến, ông Đỗ Thế Nghĩa, Giám đốc tiếp thị trực tuyến, Tập đoàn VNG cho rằng, đó là sự lên ngôi của thiết bị di động; inbound marketing hiệu quả hơn so với outbound marketing và công cụ tìm kiếm sẽ tác động tới quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, email marketing sẽ là công cụ tiếp thị hiệu quả và một xu thế của truyền thông xã hội...

Tiếp thị trực tuyến đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Ông Joe Wheller, giám đốc điều hành Cimigo chia sẻ, di động sẽ là xu hướng tiếp thị trực tuyến năm 2013 mà các doanh nghiệp nên đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, thanh toán qua mobile toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ nhưng mới chiếm phần nhỏ miếng bánh thị phần thương mại điện tử thanh toán. Mặc dù tổng giao dịch qua mobile toàn cầu trong 2011 đạt 241 tỷ USD nhưng dự kiến năm 2015 sẽ đạt khoảng 1.000 tỷ USD.

Thống kê eBay cho thấy, doanh số mua hàng trang eBay qua mobile năm 2011 đạt khoảng 5 tỷ USD. Ở Việt Nam, việc ứng dụng thanh toán qua mobile chủ yếu là mua thẻ game, nạp ví, nạp điện thoại, chuyển tiền, mua hàng trực tuyến, thanh toán hóa đơn và chứng khoán...

Tuy nhiên, với tỷ lệ thuê bao di động, smartphone ngày càng cao và hạ tầng 3G, 4G ngày càng phát triển với chi phí thấp..., xu hướng online bằng mobile ngày càng phổ biến và giao dịch ngân hàng qua điện thoại sẽ trở thành xu hướng.

Thị trường Việt Nam đang có nhiều tiềm năng lớn trong thanh toán bán lẻ mà hiện nay mới chỉ 7% nhu cầu được khai thác thanh toán điện tử...

Theo các chuyên gia, việc nắm bắt xu hướng phát triển thương mại điện tử trong năm 2013 và những năm tới sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt nhịp với công nghệ và mô hình kinh doanh mới, đồng thời giúp cơ quan nhà nước có sự chuẩn bị phù hợp cho hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về thương mại điện tử.

Hai sự cố, một bài học

Năm 2012 là năm có nhiều “sóng gió” biến động cho thương mại điện tử với việc bán hàng đa cấp trá hình thương mại điện tử và “sự cố” của mua hàng qua mạng, mua hàng theo nhóm đã phần nào giảm lòng tin và ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, cần có những giải pháp điều chỉnh mô hình theo nhóm, bảo vệ quyền lợi của người bán và người mua, hạn chế rủi ro cho khách hàng.

Ông Nguyễn Hòa Bình nhìn nhận, tại Việt Nam đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử có cả nửa mặt tốt, nửa xấu. Một mặt nó hỗ trợ doanh nghiệp và kích thích sự phát triển của thương mại điện tử. Mô hình này làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng đến được với nhau qua hoạt động thương mại điện tử bằng các cơ hội giá, từ đó kích thích sự hiểu biết và tiêu dùng của người mua trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Năm 2011, sau khi mô hình mua hàng theo nhóm ra đời ở Việt Nam, tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp đã đạt con số 700 tỷ đồng. Đây là còn số không hề nhỏ, ông Bình khẳng định.

Tuy nhiên, hình thức mua hàng theo nhóm này cũng rất dễ bị lạm dụng để các doanh nghiệp bán hàng không chân chính, bán các sản phẩm dịch vụ không đúng với giá trị thực hoặc không đủ năng lực phục vụ nhu cầu khi có lượng khách hàng mua lượng sản phẩm lớn...

Theo các chuyên gia, những điểm tồn tại, hạn chế, bất cập của hình thức kinh doanh mua hàng theo nhóm trên thế giới cũng đã và đang dần bộc lộ tại một số doanh nghiệp Việt Nam, khi mà dòng tiền của các đơn vị không đủ để thanh toán cho người bán; đồng thời không quản lý được chất lượng dịch vụ của người bán... dẫn đến việc người mua bị thiệt hại.

Cùng với những “lùm xùm” của mua hàng theo nhóm, vụ MB 24 gây xôn xao dư luận trong năm qua đã ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và làm tổn thương đến những doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử chân chính.

Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do hành lang pháp lý cho hoạt động này chưa được quy định một cách đầy đủ và toàn diện đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp này lợi dụng để kinh doanh, lừa đảo.

Nhiều ý kiến cho rằng, những hiện tượng như kiểu MB24 sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của thương mại điện tử ở Việt Nam và là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Các chuyên gia kỳ vọng, việc ra đời một quy định mới về thương mại điện tử sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ hơn, tạo môi trường thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử một cách bền vững hơn ở Việt Nam trong những năm tới.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu các quy định pháp luật cho việc xử lý các tranh chấp làm thiệt hại cho người tiêu dùng khi tham gia các hình thức như mua hàng theo nhóm. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, cần nhìn nhận thương mại điện tử chỉ là một khâu trong hoạt động thương mại, sản xuất kinh doanh.

MB24 chỉ là website, gian hàng ảo, còn toàn bộ quy trình kinh doanh là thương mại truyền thống. Do đó, vấn đề chính là hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động đa cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, mô hình mua theo nhóm đòi hỏi sự rà soát, sửa đổi phù hợp, kịp thời các quy định pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng liên quan tới nhiều bên, như bên mua, bên bán và bên trung gian cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Những “sự cố” liên quan tới thương mại điện tử chỉ có thể được giải quyết khi hệ thống pháp luật liên quan tới thương mại là đồng bộ và theo kịp với thời đại kinh tế số.

Tiềm năng lớn nhưng cạnh tranh gay gắt

Thực tế thị trường thương mại điện tử Việt Nam được các chuyên gia trong ngành nhìn nhận còn rất nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác phát triển đúng tầm.

Ông Bình dẫn giải, một năm người Việt Nam mua bán qua mạng không bằng một ngày người Trung Quốc mua bán qua mạng. Dân số Internet của Việt Nam chỉ bằng 1/16 của Trung Quốc trong khi lưu lượng giao dịch của chúng ta thấp hơn họ 360 lần. Đây là một sự bất cân xứng nhưng lại là cơ hội tiềm năng lớn chưa được khai thác, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ghi nhận trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam đã được nhìn nhận là một thị trường thương mại điện tử khá tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vốn vào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát triển kinh doanh, đã có những nhà đầu tư đã thành công và có những nhà đầu tư thất bại.

Ước tính trong vòng 2 năm gần đây, tổng nguồn vốn đầu tư vào thương mại điện tử và internet tại Việt Nam đã lên đến gần 100 triệu USD.

Giới chuyên môn nhìn nhận, đây sẽ là một trong những kênh và nguồn thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng. Vấn đề đầu tư nước ngoài được Hiệp hội thương mại điện tử coi là một trong những xu hướng nổi bật nhất của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2012. Bởi thực tế tới cuối năm 2011 lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử ở nước ta chủ yếu mới thu hút được đầu tư gián tiếp của nước ngoài.

Trong năm 2012 một số doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này, cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước, nhất là các websie thương mại điện tử, ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội thương mại điện tử chia sẻ.

Theo các dự báo, năm 2013 kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp phải tiếp tục tìm mọi cách để giảm chi phí, duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Hiệp hội thương mại điện tử nhận định các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, tái cấu trúc doanh nghiệp để bắt nhịp với nền kinh tế số. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là một hướng đi phù hợp giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên.

Ông Hưng cho biết, năm 2013, thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh với nhiều hình thức kinh doanh trực tuyến phong phú, đa dạng. Số người tham gia thương mại điện tử tăng nhanh, các doanh nghiệp cũng quan tâm hơn tới việc ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường và chăm sóc khách hàng.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ trở thành người tiêu dùng thông minh hơn, tỷ lệ người tiêu dùng có khả năng truy cập Internet lớn hơn với kỹ năng mua sắm trực tuyến tốt hơn.
»»  read more

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Thuong mai dien tu - "Mã độc" mới quấy rối người dùng Facebook Việt

Gần đây, người dùng Facebook Việt thường gặp phải những mẩu thông báo vừa được thêm vào một nhóm nào đó và liên tục bị "dội bom" thông báo từ các nhóm này. Để xử lý, người dùng nên sử dụng tính năng "leave group" và không làm theo các thông báo nếu chưa hiểu rõ.



Thuong mai dien tu

Để tránh bị làm phiền bởi các nhóm không mong muốn, người dùng có thể sử dụng tính năng "leave group".

"Mã độc" tự động thêm bạn bè vào group trên Facebook

Từ tháng 12/2012, trên các diễn đàn, cư dân mạng đã liên tục than phiền về việc tự nhiên bị một số người bạn trong danh sách bạn bè trên Facebook thêm vào những group (nhóm) nào đó rất lạ trên Facebook. Khi vào thử những group này, bất kỳ ai cũng dễ dàng trông thấy ngay trên đầu có đăng thông báo hướng dẫn cách tăng Subscriber (số người theo dõi) rất đơn giản. Trong đó, người dùng phải thực hiện các bước như click vào ảnh và sao chép toàn bộ phần mô tả (một đoạn mã). Sau đó, chỉ việc ấn F12 trên trình duyệt Chrome, chọn "Console" để dán đoạn mã vào và ấn Enter. "Trong khi chạy sẽ xuất hiện dãy số và chúng ta chỉ việc ngồi chờ đợi, chạy nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào số Friends của bạn", thông báo này khẳng định.

Tuy nhiên, kết quả sau khi làm theo hướng dẫn trên là người dùng không được tăng bất kỳ Subscriber mà đã vô tình thêm rất nhiều bạn bè của mình vào group đó. Sau đó, rất nhiều group khác đã "bắt chước" theo thuong mai dien tu với những lời "có cánh" như: "Ai ghé thăm Facebook cá nhân bạn nhiều nhất?" hay "Facebook của bạn được quan tâm như thế nào"... để dụ các thành viên khác làm theo.

Nhiều người đã ví hành động này giống như dịch vụ "mua fan, bán like" thông qua các ứng dụng trên Facebook thời gian trước vì đều nhanh chóng làm tăng lượng thành viên và liên tục “bỏ bom” Notification (thông báo) của người dùng.

Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Bộ phận An ninh mạng Bkav cho biết, mã độc tự động thêm bạn bè vào group trên Facebook không chỉ lợi dụng những người "nhẹ dạ cả tin" mà còn gây phiền toái cho những thành viên bạn bè khác trên Facebook như bị mời (invite) vào những sự kiện không mong muốn hay liên tục hiện Notification làm nhiều thành viên cảm thấy khó chịu.

Trước đó, giữa tháng 5/2011, trên cộng đồng người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều thông báo spam có nội dung “Facebook đã trang bị thêm tính năng Dislike và hãy bấm vào "Enable Dislike Button" để kích hoạt” hay ngụy tạo plugin video nhạy cảm của các ca sĩ diễn viên hay cầu thủ nổi tiếng như Rihanna, Emma Watson, Ronaldo… để dễ lừa người sử dụng. Thông báo này khiến không ít người cả tin sập bẫy. Qua đó, hacker có thể chiếm quyền điều khiển tài khoản nhằm tiếp tục phát tán các tin nhắn spam đến Facebook bạn bè của nạn nhân.

Thậm chí, loại virus lây lan qua Facebook Messenger cũng đã được các đơn vị bảo mật cảnh báo từ cuối tháng 12/2011. Khi máy tính nhiễm virus Facebook chat, các đường link chứa virus sẽ được tự động gửi tới danh sách bạn bè của nạn nhân với các nội dung chat như sau: “you look so cute”, “Aaaahaha, hey is this your ex?”, “click here to see paRiS Hilton!!”… Bấm vào các đường link này, mã độc sẽ được tải về máy mặc dù trên đường link lại thể hiện là một file ảnh .JPG. Đây chính là một biến thể mới của loại virus lây lan qua Yahoo Messenger rất phổ biến trong thời gian qua và với lượng người dùng Facebook lớn như hiện nay, virus phát tán qua Facebook chat sẽ khiến tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với trên Yahoo Messenger.

Không nên làm theo các hướng dẫn khi chưa hiểu rõ

Cũng theo ông Đức, người sử dụng không nên dễ dàng click vào hay làm theo những đường dẫn khi chưa hiểu rõ bản chất. "Bởi vì, nếu không làm như vậy sẽ rất dễ bị người khác lợi dụng và lấy được quyền cài đặt các đoạn mã độc để đăng những thông tin phát tán virus", ông Đức cho biết thêm.

Trên diễn đàn tinhte.vn, các thành viên cũng đã chia sẻ với nhau cách nhận ra những group spam như hãy nhìn vào hình ảnh đại diện (cover) của group đó, nếu đó là hình ảnh với hướng dẫn tăng Subscriber hay xem bao nhiêu người theo dõi Facebook thì đích thị group này không tốt và cần tránh xa. Ngoài ra, nội dung bên trong group đó cũng rất nhảm nhí và có thể bao gồm đoạn hướng dẫn như đã nói ở trên. Hiện Facebook không có tính năng ngăn chặn người khác thêm mình vào một group mới nhưng để tránh bị làm phiền bởi những thông báo về group đó thì bạn có thể rời khỏi nhóm bằng cách sử dụng tính năng chọn rời nhóm (Leave Group) trong mục tùy chỉnh (Setting) có biểu tượng hình răng cưa.

Bên cạnh đó, thành viên Didu khẳng định, còn một cách khác giúp mọi người rời khỏi group dễ dàng hơn đó là vào cửa sổ quản lý group hoặc từ thanh điều khiển phía bên trái chọn Group. "Khi đó, danh sách tất cả các group đang tham gia sẽ xuất hiện tại đây và nút chức năng có hình chiếc bút bên trái sẽ cho phép chúng ta rời group hoặc tắt thông báo một cách nhanh chóng hơn", thành viên Didu cho biết thêm.
»»  read more