Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử tại các làng nghề tại Bắc Ninh

Là một tỉnh kề cận Hà Nội, Bắc Ninh cũng được coi là vùng đất của những làng nghề. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, các làng nghề cũng không tránh khỏi những khó khăn. Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh thuong mai dien tu

thuong mai dien tu


(TMĐT) tại các là nghề được coi là một trong những giải pháp để tiết kiệm chí phí, quảng bá thương hiệu và tăng hiệu quả giao dịch buôn bán với thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Công thương Bắc Ninh, cho biết “Trong điều kiện vừa phải đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tìm hiểu thị trường mới, vừa phải cắt giảm chi tiêu thì các công cụ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường truyền thống ngày càng không phù hợp, ứng dụng linh hoạt TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh được xem là một giải pháp tối ưu”.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại,

Sở Công thương Bắc Ninh Được biết, Bắc Ninh đang tích cực đẩy mạnh phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp thuộc các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, hầu hết doanh nghiệp trong tỉnh ở các mức độ khác nhau, đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Việc đầu tư cho thương mại điện tử đã chuyển dần từ đầu tư phần cứng như máy tính, hạ tầng mạng… sang đầu tư cho phần mềm ứng dụng. Hiệu quả thu được từ ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn và có xu hướng tăng. Năm 2008, 75% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử chiếm tỷ trọng trên 5% doanh thu, đặc biệt, trong đó có đến 38,7% doanh nghiệp có tỷ trọng này từ 5-15% và 35,6% có tỷ trọng trên 15%.

Năm 2009, Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm website. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về TMĐT. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong cơ quan đơn vị. Đây là cơ hội để phát triển các sản phẩm của các doanh nghiệp làng nghề ra thi trường nước ngoài. Tuy nhiên đến nay các đơn hàng đến từ thị trường trong nước vẫn đang chiếm ưu thế.

Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Bắc Ninh cũng giống như một số doanh nghiệp tại các tỉnh khác đang đứng trước một số khó khăn đáng kể như việc thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực, những cơ sở pháp lí cho việc triển khai TMĐT tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tồn tại những hạn chế trong hiểu biết bản chất, đặc điểm, lợi ích ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp của người lãnh đạo, nhân viên cũng như thói quen mua hàng truyền thống (theo kiểu họp chợ) của người dân... cũng là một trong những cản trở lớn đối với trong quá trình hội nhập TMĐT ở các doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Do vậy, việc tiếp cận mô hình lí thuyết hội nhập TMĐT là một việc làm thật sự cần thiết, giúp cho chính phủ cũng như chính bản thân doanh nghiệp có những quyết định phù hợp cho việc hội nhập thuong mai dien tu trong doanh nghiệp.

Một vấn đề có ảnh hưởng xuyên suốt từ mức độ sẵn sàng, triển khai và hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là nguồn nhân lực thương mại điện tử. Mặc dù buộc phải cắt giảm chi phí đầu tư cho đào tạo, song nhu cầu về cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử vẫn rất cần thiết đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng thương mại điện tử. Điều này phản ánh rõ nhất ở các doanh nghiệp đã xây dựng website, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc triển khai dự án ứng dụng thương mại điện tử. Nhận thức của doanh nghiệp về hiệu quả của thương mại điện tử cũng rõ ràng hơn nhiều. Cùng với việc ứng dụng thương mại điện tử dần đi vào chiều sâu, nhận thức của doanh nghiệp về tác động mà thương mại điện tử đem lại cũng chuyến biến từ những tác động ngắn hạn và bên ngoài như “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng” và “Thu hút khách hàng mới”, sang các tác động có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn là “Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” và “Tăng khả năng cạnh tranh”.

Thương mại điện tử đã đem đến những tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để doanh nghiệp thực sự ứng dụng được thương mại điện tử thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhất định. Một trong những trở ngại lớn nhất là hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, bên cạnh đó là vấn đề về Hệ thống thanh toán. Mặc dù, nhiều giải pháp thanh toán trực tuyến đã được triển khai, việc tích hợp hệ thống này vào website không còn quá khó khăn về mặt công nghệ và kỹ thuật xử lý, mà thực chất trở ngại về thanh toán trực tuyến lại đến từ phía người tiêu dùng. Hệ thống đã sẵn sàng, song người tiêu dùng vẫn chưa có đủ lòng tin và thói quen để áp dụng phương pháp thanh toán mới này. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp có nhận thức tốt về ứng dụng triệt để CNTT và TMĐT trong việc sản xuất, kinh doanh thì cũng có một số quan niệm kiểu cũ của một số doanh nghiệp gây khó khăn cho hiệu quả của TMĐT và xúc tiến thương mại, họ chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT. Có một số doanh nghiệp làm website chỉ cho có in trên name card, có email riêng nhưng không sử dụng, làm xong website nhưng rồi bỏ đó, không tiếp tục các công việc tiếp theo.

Một số doanh nghiệp ở xa nên về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được để họ ứng dụng CNTT và phát triển TMĐT trong quá trình sản suất, kinh doanh. Cổng TMĐT chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định, không thể vừa phục vụ cho hoạt động kinh doanh nội địa lại phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, do đó, doanh nghiệp tham gia sàn cần phân biệt và chọn được phương án thích hợp, tránh lãng phí để đạt hiệu quả. Cổng TMĐT Bắc Ninh vẫn chưa có những kế hoạch quảng bá và xúc tiến thương mại chuyên sâu do doanh nghiệp vẫn tự đầu tư, chịu mọi chi phí hoạt động, quảng bá của sàn mà chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các sở ngành và sự quan tâm đến TMĐT của các ban ngành khác. Nếu như các hoạt động công về thương mại như : đấu thầu, đấu giá, mua bán tài sản, thiết bị được đưa lên sàn hoặc sàn được sự ủng hộ để liên kết với các đơn vị lớn bán hàng trên mạng như tour du lịch, bán vé máy bay trực tuyến… thì các doanh nghiệp ở Bắc Ninh sẽ được nhiều thuận lợi và có nhiều cơ hội hơn so với hiện nay.

Ông Hùng nhấn mạnh “Để thuận lợi trong việc phát triển thuong mai dien tu, cần tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân, tổ chức đào tạo kỹ năng chuyên sâu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn và các hoạt động về TMĐT. Các doanh nghiệp ở Bắc Ninh cần mạnh dạn kinh doanh các dịch vụ trực tuyến như : bán vé máy bay, bán tour du lịch, bán hoa tươi…. Và có thể liên kết với các doanh nghiệp lớn để làm đối tác phân phối. Bên cạnh đó, TMĐT muốn phát triển bền vững cần phải gắn liền với chính phủ điện tử. Cụ thể, tỉnh cần thông tin lên sàn các thông tin về đấu thầu, đầu tư trang thiết bị và dự án… từ đó kích thích doanh nghiệp và người dân tham gia TMĐT, thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở địa phương”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét