Tập 10, phần 4 của chương trình Shark Tank trên kênh truyền hình ABC (Mỹ) có một câu chuyện rất thú vị về một doanh nghiệp bán hàng qua mạng có tên là Nearly NewlyWed do Jackie Courtney sáng lập. Nearly NewlyWed bán những chiếc váy cưới cao cấp đã qua sử dụng do khách hàng ký gửi với giá chỉ bằng 1/3-1/4 giá mua mới. Chẳng hạn, một chiếc váy cưới nhãn hiệu Marchsea Bridal trên thị trường có giá khoảng 11.000 USD thì doanh nghiệp này chỉ bán với giá 3.800 USD, kèm theo cam kết sẽ mua lại với giá 1.900 USD sau khi khách hàng đã dùng. Nearly NewlyWed hứa sẽ cung cấp váy cưới cho các cô dâu với giá thấp hơn giá thị trường 20% nếu sau đám cưới họ bán lại váy cho mình. Mục tiêu của Nearly NewWed là đạt lợi nhuận 30-40% trên doanh số bán váy cưới.
Trước đây Courtney làm PR trong lĩnh vực thời trang. Thời gian đầu, Courtney PR cho doanh nghiệp mình trên báo chí và nguồn khách hàng chủ yếu là từ đây mà ra. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì đa phần khách hàng biết đến Nearly NewlyWed qua các mạng xã hội Facebook.
Vào thời điểm ghi hình chương trình thì Nearly NewlyWed mới khai trương được 1 tháng và bán được khoảng 30 chiếc váy cưới. Cửa hàng thuong mai dien tu nhận ký gửi thêm 60 chiếc váy cưới từ các nhà tạo mẫu và các cô dâu mới về nhà chồng để bổ sung cho kho hàng của mình. Trước xu hướng ngày càng có nhiều cô dâu muốn bán lại váy cưới sau ngày hôn lễ, Nearly NewlyWed cũng đã bắt tay vào đàm phán với các cửa hàng váy cưới để họ đồng ý cho công ty phân phối những chiếc váy đã qua sử dụng đó.
Courtney tham gia chương trình với mục đích tìm người sẵn sàng tài trợ 35.000 USD cho Nearly NewlyWed và để đổi lại, người đó sẽ đươc sở hữu 10% cổ phần công ty. Bốn trong số 5 thành viên của ban thẩm định từ chối. Một người nói là doanh nghiệp còn mới quá nên chưa thể kết luận được điều gì. Hai người không tin là sẽ loại hình kinh doanh này sẽ có nhiều khách hàng. Người cuối cùng thì thấy cách PR không ổn lắm. Chỉ có Kevin O’Leary đề nghị được làm nhà đầu tư nhưng vì khả năng thành công của mô hình này chỉ là 50/50 nên ông đặt điều kiện là được sở hữu 40% cổ phần công ty. Lời đề nghị này Courtney đã từ chối.
Tuy nhiên, với tôi, dù còn khá non trẻ nhưng Nearly NewlyWed có cái gì đó. Với mỗi cặp tân lang, tân nương - hy vọng điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các cuộc hôn nhân của họ - ta giả định rằng cả đời họ sẽ chỉ có một lần mua váy cưới. Lấy mức giá thấp nhất của một chiếc váy cưới là 2.000 USD và tỷ lệ lợi nhuận 30% thì suốt đời mình, mỗi khách hàng sẽ chỉ đem lại cho công ty 600 USD. Tuy nhiên, đây vẫn là mức lãi khá cao so với nhiều mặt hàng khác.
Cho đến giờ thì PR vẫn là cách để Courtney tiếp thị đến khách hàng. Nhưng tôi ngờ rằng Courtney còn chưa tính đến các kênh PR trực tuyến. Nếu sử dụng các kênh này, chi phí PR của Courtney sẽ giảm xuống và chỉ nằm trong khoảng 100-200 USD. Và với mức lãi cao trên một đơn vị sản phẩm như thế, Courtney sẽ dư sức trang trải chi phí vận hành doanh nghiệp. Nếu tiếp tục sử dụng chiến lược nhận ký gửi (tức là không phải bỏ tiền của mình ra để mua) thì ý tưởng kinh doanh này thực sự có triển vọng.
Vấn đề duy nhất ở đây là liệu Courtney có đủ năng lực để vừa bán hàng, vừa marketing, vừa quản lý như các doanh nghiệp thuong mai dien tu thành công khác không. Hiện tại thì chỉ mới có mình Courtney và mọi thứ còn quá sớm để nói trước điều gì. Tuy nhiên, phải nói rằng Nearly NewlyWed là một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất của chương trình truyền hình dài kỳ Shark Tank .
Cũng đúng khi Courtney từ chối lời đề nghị của O’Leary. 40% cổ phần công ty quả là con số quá lớn trong khi cô ấy hoàn toàn có thể tăng lượng hàng trong kho (từ đó sẽ tăng được doanh số bán) mà không cần phải bỏ thêm vốn. Cô ấy cũng có thể thử nghiệm những kênh thu hút khách hàng có chi phí thấp trong khi vẫn dùng PR trên báo chí và mạng xã hội. Với số váy đang không nhiều lắm, cô ấy có thể để tạm chúng trong căn hộ của mình. Nếu thấy có kết quả khả quan sau vài thử nghiệm, cô ấy có thể huy động tiền đầu tư từ các cá nhân hoặc các quỹ đầu tư nhỏ để mở rộng quy mô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét